BẠN TÔI LÀ GIÁO DÂN
Thursday, May 4, 2017
https://thuoclaovungcao.blogspot.com/2017/05/ban-toi-la-giao-dan.html

Năm tôi đang học lớp 8, do công việc nên bố mẹ tôi chuyển nhà về thành phố sinh sống. Thời gian thấm thoắt hơn 20 năm trôi qua, gia đình bạn tôi vẫn sống ở xóm giáo đó nhưng cuộc sống nơi đây đã đổi thay, khác xưa rất nhiều. Nhà thờ nay được xây dựng lại to lớn hơn, lộng lẫy hơn, đường làng được bê tông hoá khang trang, sạch sẽ, vị linh mục quản xứ không phải là người lớn tuổi như vị Cha già ngày xưa nữa mà là một người trẻ, trạc tuổi chúng tôi, trông béo tốt, có xe ô tô riêng và bạn tôi nói Cha hầu như không khi nào đến chơi các gia đình trong xóm. Bạn tôi kể, các gia đình trong xóm đến nay vẫn duy trì việc nấu nước chè mời nhau buổi tối không kể Lương hay giáo, tình làng, nghĩa xóm vẫn vậy, lũ trẻ chúng tôi ngày xưa nay hầu hết đã đi làm ăn ở xa quê, chỉ dịp lễ trọng của giáo xứ mới về thăm nhà. Thời gian gần đây, giáo xứ có nhiều chuyện, nhất là từ sau vụ việc Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường biển ở Hà Tĩnh, mặc dù Nhà nước đã có những biện pháp giải quyết cho ngư dân và vùng quê yên bình này không bị ảnh hưởng gì về môi trường biển nhưng không hiểu sao Cha vẫn tổ chức cho giáo dân những hoạt động chống Formosa, có những hôm Chúa nhật lẽ ra Người phải rao giảng lời Chúa, về sự hy sinh, sám hối tội lỗi để dâng mình cho Chúa nhưng Cha lại nói về việc tổ chức đi tuần hành, về những điều tội lỗi, hận thù, thậm chí ghi tên điểm mặt ai không tham gia hoặc cô lập, o ép họ. Nhà thờ là nơi vang lên lời ca chúc tụng Thiên Chúa, vậy mà giờ mất đi sự bình yên vốn dĩ của làng quê đã có từ trước khi Cha về…
Không chỉ riêng tôi mà nhiều người khác cũng vậy,
tôi có những người bạn là người Công giáo. Chúng tôi vẫn thường xuyên thăm
hỏi nhau và giúp
nhau nhiều
công việc trong cuộc sống, tôi thấy họ là những người siêng năng,
chăm chỉ làm ăn, cuộc sống nề nếp và làng xóm rất yên bình, gần gũi.
Tôi
vẫn nhớ như in những ngày thơ ấu thường chơi trốn tìm với lũ bạn trong xóm. Hồi đó nhà thờ xứ nhỏ và cổ kính chứ không to lớn và
lỗng lẫy như
bây giờ nhưng cảm giác mỗi lần đi trốn
hay đi tìm bạn mà đi vào nhà thờ tôi vẫn thấy sợ sợ vì sự linh thiêng nơi đó
mặc dù có bạn tôi và chúng tôi vẫn thường xuyên đến trong những ngày lễ của
bạn. Có lần, bạn tôi dẫn tôi vào thăm và đưa cho vị Linh mục quản xứ (mà Giáo
dân gọi là Cha) một ít quà của gia đình, đó là mấy quả trứng gà và nải chuối
nhỏ. Bước vào căn phòng riêng của ông, tôi thấy đó là một căn phòng nhỏ phía
sau nhà thờ nhưng rất sự giản dị, ngăn nắp, sạch sẽ, xung quanh Cha trồng nhiều
cây, có cả những cây ăn quả, rau, cây cảnh và đặc biệt trong phòng của Cha có
rất nhiều sách, nhất là sách Kinh thánh và sách hướng dẫn trong sản xuất nông
nghiệp. Cha là người nhanh nhẹn, giọng nói trầm ấm và đôi mắt sáng nghiêm nghị
nhưng ấm áp. Hồi đó, xóm tôi có tục lệ vào buổi tối các gia đình (không kể
Lương hay Giáo) nấu nước chè và mời nhau đến nói chuyện, uống nước, ăn trầu…
nhiều lần Cha đi dạo chơi, thăm hỏi gia đình giáo dân trong xóm và có những lần
đến nhà tôi uống nước, bàn luận chuyện xã hội, đồng áng…
Năm tôi đang học lớp 8, do công việc nên bố mẹ tôi chuyển nhà về thành phố sinh sống. Thời gian thấm thoắt hơn 20 năm trôi qua, gia đình bạn tôi vẫn sống ở xóm giáo đó nhưng cuộc sống nơi đây đã đổi thay, khác xưa rất nhiều. Nhà thờ nay được xây dựng lại to lớn hơn, lộng lẫy hơn, đường làng được bê tông hoá khang trang, sạch sẽ, vị linh mục quản xứ không phải là người lớn tuổi như vị Cha già ngày xưa nữa mà là một người trẻ, trạc tuổi chúng tôi, trông béo tốt, có xe ô tô riêng và bạn tôi nói Cha hầu như không khi nào đến chơi các gia đình trong xóm. Bạn tôi kể, các gia đình trong xóm đến nay vẫn duy trì việc nấu nước chè mời nhau buổi tối không kể Lương hay giáo, tình làng, nghĩa xóm vẫn vậy, lũ trẻ chúng tôi ngày xưa nay hầu hết đã đi làm ăn ở xa quê, chỉ dịp lễ trọng của giáo xứ mới về thăm nhà. Thời gian gần đây, giáo xứ có nhiều chuyện, nhất là từ sau vụ việc Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường biển ở Hà Tĩnh, mặc dù Nhà nước đã có những biện pháp giải quyết cho ngư dân và vùng quê yên bình này không bị ảnh hưởng gì về môi trường biển nhưng không hiểu sao Cha vẫn tổ chức cho giáo dân những hoạt động chống Formosa, có những hôm Chúa nhật lẽ ra Người phải rao giảng lời Chúa, về sự hy sinh, sám hối tội lỗi để dâng mình cho Chúa nhưng Cha lại nói về việc tổ chức đi tuần hành, về những điều tội lỗi, hận thù, thậm chí ghi tên điểm mặt ai không tham gia hoặc cô lập, o ép họ. Nhà thờ là nơi vang lên lời ca chúc tụng Thiên Chúa, vậy mà giờ mất đi sự bình yên vốn dĩ của làng quê đã có từ trước khi Cha về…
Bạn tôi là giáo dân vốn hiền lành, không
dám lên tiếng trước những việc làm của vị Linh mục nơi giáo xứ quê nhà vì bổn
phận của con chiên với “Đức vâng lời” và cũng có thể vì sợ liên lụy cho gia
đình, con cái. Qua lời tâm sự của bạn, tôi viết nên những dòng này mong mọi
người hãy quan tâm, chia sẻ để nhiều người khác đọc, hiểu và có thể ngày nào đó
vị Linh mục đó cũng sẽ nhận ra mà thay đổi và trở về đúng với đường hướng của
Giáo hội, đừng làm mất đi hình ảnh tốt lành của Thiên Chúa và nhất là đừng để
mất đi tình cảm thiêng liêng giữa những người Lương - Giáo.
#H.M#
Bài liên quan
- Gửi con dâu Lỗ Ngọc - Lượng.
- NGƯỜI DÂN MIỀN TRUNG BAO ĐỜI NAY VẪN VẬY
- Nguyễn Đình Thục - Kẻ bất nhân...
- Gửi những nhà hoạt động “dân chủ” ở Việt Nam.
- NHẬN DIỆN ÂM MƯU CỦA NGUYỄN ĐÌNH THỤC
- Hãy đoàn kết, sống kính chúa yêu nước!
- MIỆNG LINH MỤC VÀ TRÔN TRẺ
- Nguyễn Đình Thục – Lại thêm một trò lố Bản chất của kẻ bán nước đang dần được phơi bày – giáo dân hãy sớm tỉnh ngộ!
- NÓI LÁO CŨNG PHẢI BIẾT CÁCH
- Pháo đài đã thủng!
- ĐẾN THĂM NHÀ HOÀNG BÌNH: LM THỤC ĐẾN TRONG LÉN LÚT, RA VỀ THIẾU ĐÀNG HOÀNG
- BỒ CÂU VÀ QUẠ ĐEN
Comments[ 0 ]
Post a Comment