
NHÂN CHUYỆN Ả NHÀ BÁO KHÔNG XIN ĐƯỢC XE CHO NGƯỜI NHÀ VI PHẠM LUẬT GT
Thursday, May 25, 2017
Vừa qua công đồng mạng lại xôn xao về đạo đức, nhân cách người làm báo qua vụ việc một người phụ nữ (tự xưng nhà báo) có hành vi dọa nạt Cảnh sát giao thông bằng lời lẽ mạt sát thiếu thương tiếc chỉ vì ả đã dùng cả "uy danh" quyền lực thứ "4" nhưng cũng chẳng tha xe vi phạm luật giao thông cho người nhà.
Liên quan đến vấn đề này, nhiều độc giả, cộng đồng mạng khi xem video đã rất búc xúc và lên án gay gắt về hành động dùng danh nghĩa báo chí để bất chấp pháp luật. Vụ việc không chỉ thể hiện văn hóa lùn của nhà báo nữ trong video mà còn là nỗi đau về danh dự dành cho những nhà báo chân chính. Thực tế, tôi cho rằng, đây không phải là vụ việc xảy ra với tính chất quá nghiêm trọng. Nhưng nó lại khiến cộng đồng lên án gay gắt và quyết liệt hơn bất cứ hiện tượng tiêu cực nào khác hiện đang diễn ra trong xã hội. Phải chăng, đó chỉ là giọt nước tràn ly để cộng đồng và dân chúng tuôn xả ra những uất ức kìm nén bấy lâu nay về ngành báo. Ở một góc độ nào đó khi cắt nghĩa hiện tượng này, chúng ta đều không khỏi nghĩ đến về một hiện thực đáng buồn trong ngành báo hiện nay.
Khi nói về điều này, một lần nữa chúng ta thêm uy ngẫm về những tâm sự vượt tời gian của nhà báo Hữu Thọ như sau:
1.."Quan niệm báo chí là quyền lực thứ tư theo tôi vừa không chính xác vừa dễ gây ảo tưởng cho những người làm báo. Thực tế, báo chí không thể... ra lệnh cho ai được. Nói thế này thì đúng hơn: Báo chí là một thế lực tạo ra dư luận xã hội, khởi đầu cho những hành vi của đám đông, từ đó dẫn đến những tác động mạnh mẽ trong xã hội" - Nhà báo Hữu Thọ trả lời phỏng vấn báo Sức khỏe & Đời sống.
2. "Làm báo trung thực, công bằng, đúng mực thì sẽ được tin cậy; sự tin cậy của xã hội là phần thưởng cao quý nhất đối với người làm báo". - Trích dẫn từ cuốn sách "Mắt sáng, lòng trong, bút sắc" của nhà báo Hữu Thọ.
3. "Làm báo là một nghề. Chỉ làm nghề thì không có tuổi. Nghề nào cũng phải đạt cho được mục tiêu là đưa ra những sản phẩm có ích, được xã hội công nhận. Để đạt được điều đó, với nghề báo, cần lòng yêu nghề, lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm với xã hội, bạn đọc, tính cẩn trọng" - Nhà báo Hữu Thọ trả lời phỏng vấn báo Sức khỏe & Đời sống.
4. "Thông tin mạng ra đời có hai hiện tượng mà người làm báo phải hết sức cảnh giác. Hiện tượng thứ nhất, làm báo sau laptop. Chỉ cần một chiếc máy điện thoại, máy tính có thể truy cập được tất cả thông tin, bài báo, chủ đề mình cần. Đó là mặt lợi, nhưng mặt hại là ít tiếp xúc cá nhân, mà không tiếp xúc cá nhân thì không có điều kiện để quan sát, tìm ra những chi tiết đáng quý để xây dựng các ý tưởng độc đáo. Người làm báo sau laptop thường hay ỉ lại những thông tin trên mạng, lười lẫm đi thực tế, mất khả năng quan sát, làm cho bài báo, tờ báo thiếu sinh động. Hiện tượng thứ hai, không phân biệt được đúng - sai, không kiểm chứng được thông tin, dẫn đến nhiều thông tin sai lạc. Mạng xã hội, đặc biệt là blog cá nhân, viết hoàn toàn theo sự chủ quan và cảm thụ riêng của người viết. Thông tin trên blog cá nhân có thể góp phần tạo ra dữ liệu nhưng không bao giờ coi đó là chân lý. Có một tác giả đã nói rất đúng: Vào mạng tràn ngập thông tin, nhưng thông tin lại rất khác những thông tin chính thống, chân chính, bổ ích và nhanh chóng" - Nhà báo Hữu Thọ trả lời phỏng vấn báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
5. "Tôi không biết viết thế nào để thành công vì mỗi bài báo là một sự thử thách, nhưng tôi chắc chắn bài báo sẽ thất bại nếu làm vừa lòng mọi người" - Lời đề từ của cuốn sách có tên "Người hay cãi" của nhà báo Hữu Thọ.
6. "Tôi phải đau xót mà nói rằng chưa bao giờ uy tín của báo chí bị giảm sút như hiện nay. Những năm vừa qua báo chí sai phạm quá nhiều, mà sai phạm chủ yếu là thông tin sai sự thật, thậm chí là suy diễn, bịa đặt thông tin làm tổn hại danh dự cá nhân, tổ chức và gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội" - Nhà báo Hữu Thọ trả lời phỏng vấn Báo Giao Thông.
7. "Làm báo hiện nay cũng có rất nhiều cạm bẫy. Chúng ta đang sống trong thời kỳ của báo mạng - một sự phát triển của văn minh nhân loại. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có rất nhiều thông tin trên mạng thiếu kiểm chứng, nó ẩn danh một cách tự do, vô trách nhiệm khiến ai không có bản lĩnh sẽ bị chìm trong đống rác thông tin. Bởi vậy, chính điều này đặt ra yêu cầu phải nâng cao bản lĩnh và phẩm chất của người làm báo" - Nhà báo Hữu Thọ trả lời phỏng vấn Báo Giao Thông. 8. "Sự ham chuộng của người đọc chính là thước đo sự thành công của một tờ báo. Thực chất, nếu bỏ qua tính hấp dẫn, tính chiến đấu, tính thuyết phục là làm trái lại những quy luật của báo chí" - Một phát ngôn của nhà báo Hữu Thọ được tạp chí Tuyên Giáo dẫn lại.
Dường như, một số không nhỏ những nhà báo với tư cách là chủ thể mang tiếng nói tiếng nói, hơi thở thường nhật nhất của nhân dân đến với chính quyền à ngược lại để góp phần xây dựng, phát triển một xã hội tốt đẹp trước những biến đổi thời cuộc, trước bạn ngã của tham, sân, si đã không giữ được mình nếu không nói là biến chất. Lòng tự trọng nghề nghiệp của những người cầm bút đó không chỉ không làm bộ mặt ngành báo ngày một xấu xí mà còn mang đến những tệ hại cho đời sống xã hội vói thói đạo đức giả khi vẫn hàng ngày khoác lên minh chiếc áo "báo chí" để làm công cụ trục lợi cá nhân. Thật là đáng buồn và đáng chia sẻ vỡi những nhà báo chân chính đã bị những con sâu làm vấy bẩn nhân cách và đạo đức nghề nghiệp.
Hồ Văn
Bài liên quan
- LINH MỤC NGUYỄN DUY TÂN: RA NGHỆ AN TÌM KIẾM ĐỒNG MINH
- Về vụ việc tại Thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức
- KHI PHÁP LUẬT BỊ XÂM PHẠM,TÌNH NGƯỜI BỊ CHÀ ĐẠP
- Âm mưu chống phá núp bóng tôn giáo - thủ đoạn mới của các thế lực phản động
- Nguyễn Đình Thục - Kẻ bất nhân...
- Gửi những nhà hoạt động “dân chủ” ở Việt Nam.
- MIỆNG LINH MỤC VÀ TRÔN TRẺ
- Nguyễn Đình Thục – Lại thêm một trò lố Bản chất của kẻ bán nước đang dần được phơi bày – giáo dân hãy sớm tỉnh ngộ!
- ĐẾN THĂM NHÀ HOÀNG BÌNH: LM THỤC ĐẾN TRONG LÉN LÚT, RA VỀ THIẾU ĐÀNG HOÀNG
- CHUYỆN CŨ: THƯ GỬI ĐẶNG HỮU NAM (ĐỌCTHƯ NÀY NAM TỰ BIẾT LÀ AI)
- Xung quanh việc một nữ “rận chủ” bị “hành hung”
- Fụck cuốc!
Comments[ 0 ]
Post a Comment