Tâm thư của người con giáo dân miền Trung
Thursday, November 9, 2017
Miền trung
trước giờ vẫn luôn là mảnh đất gánh chịu những khắc nghiệt của thiên nhiên, một
mảnh đất đầy nắng và gió. Người dân nơi đây chịu biết bao vất vả khó khăn trong
cuộc sống. Và năm nay, sự khốc liệt của vùng đất này có vẻ như còn kéo dài hơn,
người dân nơi đây, đặc biệt là bà con giáo dân lại phải chịu biết bao nhiêu lầm
than. Điều này đã xuyên suốt từ những ngày đầu năm cho tới tận bây giờ và chưa
có dấu hiệu dừng lại khi mà các linh mục luôn luôn dẫn lối con chiên của mình
tới những hoạt động chống phá, gây rối ANTT, ảnh hưởng đến cuộc sống của chính
những người giáo dân và toàn xã hội.
Con cũng là
một người con của Chúa, sinh ra và lớn lên tại mảnh đất khô cằn này nên con thấu
hiểu được cái lam lũ của người dân nơi đây khi không được thiên nhiên ưu ái. Từ
lúc còn rất trẻ, cuộc sống khó khăn xoay quanh mấy sào ruộng buộc con phải rời
xa quê hương mưu sinh kiếm sống. Tuy khó khăn là vậy, nhưng từ trước tới nay
mọi người không phân biệt lương giáo đều yêu thương, đùm bọc lẫn nhau cùng giúp
đỡ nhau. Thế mà đến giờ đây các cha Nam , cha Thục, rồi cha Ngữ, cha
Lai,...lại khiến bà con giáo dân khổ sở đến vậy??? Nhiều lúc con vẫn luôn tự
hỏi rằng tại sao các cha lại như vậy? Khi con còn nhỏ, các cha vẫn luôn dẫn dắt
các con chiên của mình ổn định làm ăn sinh sống, phát triển kinh tế, xây dựng
quê hương đất nước, cũng như tổ chức các hoạt động tinh thần cho mọi người đều
cảm thấy thoải mái hơn. Con thực sự cảm thấy rất buồn. Liệu các cha có nghĩ đến
những tâm tư, tình cảm, mong muốn của bà con hay không??? Con cảm thấy rằng nhiều
người Công giáo ngày càng hụt hẫng về nội dung bài giảng của các cha trong
Thánh lễ, khiến việc tham dự Thánh lễ trở nên mệt mỏi, nỗi sợ hãi lại tăng lên
thay vì an lành.
Chúng con mong
muốn mỗi ngày được phục vụ Thiên Chúa để thỏa mãn cho đức tin của mình, chúng
con tin tưởng sự lựa chọn của Thiên Chúa khi để các cha lĩnh xướng nhiệm vụ
chăm sóc phần hồn cho chúng con. Thế mà ngày nay, những bài giảng về sự gắn kết
giữa đạo và đời đã ít dần đi, thay vào đó là những lời lẽ kích động đầy bạo
lực, những hiểm khích xấu tăng lên, nó khiến trong sâu thẳm con người của chúng
con những vết nứt về chiến tranh, đó là tội lỗi, nó gây chia rẽ khối đại đoàn
kết giữa lương dân và giáo dân. Chúng con mong muốn luôn được sống trong niềm
vui an lạc, dù có thể cuộc sống vẫn còn đó những khó khăn, vất vả. Những bài
giảng không đơn thuần là những nội dung với lòng vị tha, tình bác ái thể hiện
tâm hồn của Thiên Chúa nữa, mà đó là những câu nói không hay về chế độ, không
những thế còn phủ nhận đi công lao của cha ông ta hi sinh xương máu cho Tổ quốc
này, trong đó có sự đóng góp của nhiều anh chị em của giáo hội chúng ta. Còn
đâu hình ảnh những vị linh mục đáng kính nữa???
Phải chăng các
cha đang làm xấu đi hình ảnh tốt đẹp của Thiên chúa, của người Công giáo. Tất
thảy giáo dân đều mong những người linh mục hãy làm đúng với những lời thiên
chúa đã răn dạy để hướng chúng con đến với những điều tốt đẹp lương thiện trong
cuộc sống. Bởi không ai dám đứng lên nói các cha, nhưng xin các cha đừng làm
các con chiên của mình cảm thấy bất an thêm nữa. Đừng bắt họ phải gánh chịu
thêm bất cứ đau thương nào nữa khi mà thiên tai đã đủ làm cho cuộc sống của họ
quá vất vả rồi. Họ đều là những con người chân chất, bình dị như bao người dân
miền Trung khác. Họ đều có niềm tin mãnh liệt về một tương lai, một cuộc sống
tốt đẹp. Hãy thay chúa dẫn dắt họ tới thiên đường chứ đừng dìm họ xuống ngục
sâu.
#Đạt#
Bài liên quan
- LINH MỤC "LAI - TRIM": CẦN LẮM MỘT CÂU TRẢ LỜI
- VƯỢT SÓNG
- LÒI ĐUÔI
- “Cha ơi! Hôm nay mình đi mô rứa!”
- "Cha" ăn cho no, lấy sức mà kêu cho to
- Đất Nghệ trong năm 2017 ! Và những dự báo dành riêng cho Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam
- GIEO QUẺ ĐẦU NĂM
- Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục và cái gọi là "giải thưởng Nguyễn Kim Điền''
- Nguyễn Ngọc Ngữ: nối gót theo Đặng Hữu Nam thì chỉ có gia nhập phường côn đồ
- TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG VINH DANH ĐẶNG HỮU NAM VÀ NGUYỄN ĐÌNH THỤC
- Đặng Hữu Nam - tên U não bệnh hoạn
- TGM GP VNH: THIẾU NGƯỜI LÀM LINH MỤC HAY SAO?
Comments[ 0 ]
Post a Comment