
Bài học từ Dân chủ từ Italia - “Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” không thể chấp nhận tại Việt Nam!
Thursday, May 31, 2018
Trong
thời gian qua, trên các diễn đàn mạng, các thế lực thù địch tích cực đẩy mạnh
cái gọi là “dân chủ cho Việt Nam”, chúng ra sức rêu rao tư tưởng “đa nguyên
chính trị”, “đa đảng đối lập” hòng truyền bá và kích động tư tưởng vô
chính phủ loại bỏ sự lãnh đạo, phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản đối với sự
nghiệp cách mạng của dân tộc cũng như công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
trong thời gian tới. Nhưng chúng ta phải khẳng định Việt Nam không đa nguyên về chính trị,
đa đảng đối lập.
Trước hết, “Đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập” không phù hợp với chế độ chính trị XHCN mà Việt Nam đang xây dựng;
Đảng Cộng sản Việt Nam đang là chính Đảng duy nhất, tập hợp được quần chúng
nhân dân chung sức chung lòng xây dựng đất nước vững mạnh về kinh tế, ổn định
về chính trị, người dân được sống ấm no, hạnh phúc. Lịch sử từ xưa đến nay, qua
bao thời kỳ đất nước chỉ vững mạnh và độc lập khi có một chính Đảng duy nhất đó
là Đảng Cộng sản, nó đã ăn sâu vào máu thịt và tâm trí của bất cứ người con đất
Việt nào. Dư luận quốc tế và bạn bè bốn phương ghi nhận và đánh giá cao những
thành tựu phát triển của Việt Nam
mà công lao to lớn chính là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Có lẽ không nơi đâu
trên thế giới, cuộc sống của người dân luôn đặt trong tình hình chính trị ổn
định, xã hội phát triển, không có khủng bố, bạo loạn, đấu đá tranh giành quyền
lực, bất ổn chính trị, những vấn đề nhức nhối về xã hội không tìm ra lối thoát.
Trái ngược với tình hình chính trị ổn
định, kinh tế phát triển ở Việt Nam thì tình hình thế giới đang gặp nhiều vấn
đề bất ổn, bạo lực, đấu tranh chính trị, khủng bố, vấn đề hạt nhân, vấn đề nhập
cư, tỵ nạn… Đáng buồn thay, những bất ổn đó lại xuất hiện ở những quốc gia “dân
chủ kiểu phương tây” mà đất nước đa nguyên và đa đảng đối lập. Bế tắc chính trị
trầm trọng ở Italia là một minh chứng điển hình nhất khi các đảng Dân chủ phe
trung tả, đảng Forza (nước ý tiến bước) phe trung hữu, đảng Cực hữu, đảng Phong
trào 5 sao… không tìm được tiếng nói chung, tổng thống và thủ tướng liên tiếp
từ chức và chưa tìm được người thay thế, tình hình chính trị tại Italia rơi vào
khủng hoảng trầm trọng và chưa tìm ra lối thoát. Nguyên nhân chính của việc này
là bắt nguồn từ sự đa nguyên, đa đảng, khi các chính đảng không tìm được tiếng
nói chung, lợi ích chung nên xảy ra mâu thuẫn và tranh giành quyền lực là điều
hiển nhiên. Các nhà học giả phương Tây nhận định và đánh giá “Italia là ví dụ
điển hình của sự khủng hoảng mô hình dân chủ phương Tây, bao gồm nền kinh tế
mong manh, một sự thoái trào của các đảng phái chính trị truyền thống và sự
trỗi dậy của các đảng phải mới, điều này nảy sinh mâu thuẫn làm suy yếu chính
trị. Sự thất bại trong cải cách thể chế, cải cách nghị viện, cải cách bầu cử
luôn làm thất bại. Khi chính trị bế tắc sẽ theo kinh tế không thể phát triển
được nợ công, thất nghiệp, biểu tình… và còn nhiều hệ lụy khác nữa.
Không chỉ riêng Italia mà còn nhiều quốc
gia phương Tây khác đang rơi vào khủng hoảng và trên bờ vực tan rã chính trị.
Có lẽ nhìn tình hình chính trị thế giới đang bất ổn, cạnh tranh quyền lực đen
xen như vậy thì người dân Việt Nam sẽ mừng thầm khi đang được sống trong thể
chế chính trị do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo, mọi quyết sách, chủ trương,
đường lối phát triển đất nước đều được Đảng họp bàn kỹ lưỡng để thông qua, mang
lại lợi ích lớn nhất cho người dân. Bởi nhiệm vụ của Đảng chính là mang lại cuộc
sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam . Lũ phản động và thế lực thù
địch sẽ chẳng làm được gì khi toàn Đảng, toàn dân cùng nhìn về một hướng.
Comments[ 0 ]
Post a Comment